danh mục sản phẩm
tin tức
CTY TIẾN MẠNH TÌM ĐỐI TÁC KINH DOANH TOÀN QUỐC
25/03/2022 07:24:45 AM
Chất lượng sản phẩm của Tiến Mạnh Việt Nam Thiết kế sang trọng, tinh tế, gọn gàng, thoải mái khi mặc. Đường chỉ may tỉ...
Quần áo jean điện lực tiến mạnh tháng 2/2022
06/02/2020 09:50:07 AM
vải jean nhập khẩu 12 oaw dày chất liệ cotton...
bản đồ
video
Chi tiết tin tức
Cần sớm đưa Luật An toàn vệ sinh lao động vào thực tiễn
Đăng lúc: 17-12-2014 04:19:05 AM - Đã xem: 1934
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam) đề nghị luật này phải đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Lao động và đặc biệt là các công ước của ILO mà Việt Nam phê chuẩn. Theo đó, tại điều 74 về tổ chức Công đoàn cơ sở, trong thời gian vừa qua, thực tế tai nạn lao động ở cơ sở thì người sử dụng lao động tìm cách giấu diếm, giải quyết ổn thoả tai nạn lao động đó, không tố cáo cơ quan chức năng. Do đó, trong trách nhiệm, đề nghị cho CĐCS tham gia vào đoàn điều tra tai nạn ở cơ sở đó. Khi ở cơ sở xảy ra tai nạn chết người thì trách nhiệm CĐCS thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước biết biết để thực hiện điều tra.
Đối với điều 90, khoản 4 có ghi “công đoàn tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề nghị nên sửa thành “công đoàn nghiên cứu, đào tạo, sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ vào an toàn lao động, bảo hộ lao động”. Bởi trên thực tế, trong suốt 40 năm qua, tổ chức công đoàn Việt Nam làm rất tốt nghiên cứu về an toàn lao động, bảo hộ lao động. Đặc biệt, hai trường của hệ thống CĐ là ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Công Đoàn là trường duy nhất đào tạo khoa an toàn lao động…
Đồng quan điểm với đại biểu Đặng Ngọc Tùng, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam làm rất tốt công việc bảo vệ an toàn lao động, vì vậy, trong khoản 3 điều 90 nên bỏ chữ “tham gia”, thay bằng cụm từ “chủ động” sẽ thích hợp hơn.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng góp ý: Tại điều 31 liên quan điều tra tai nạn lao động, trong luật nên quy định khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì cho phép CĐCS tham gia vào đoàn điều tra vì chính cơ sở hiểu rõ nhất các tai nạn. “Về điều 84, không hiểu sao ban soạn thảo lại đưa câu “các tổ chức đại diện tập thể lao động”. Chúng ta nên nên đưa thẳng vào đây là “công đoàn” chứ không nên đưa “các tổ chức đại diện” – ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM) lại cho rằng bệnh nghề nghiệp đeo đẳng người lao động đến suốt cuộc đời, là gánh nặng đối với người lao động và gia đình của họ. Tuy nhiên, dự án luật chưa nêu đúng mức vấn đề này, vì vậy, cần nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tổ chức nghiên cứu và công bố bệnh nghề nghiệp. Hiện nay danh mục bệnh nghề nghiệp mới chỉ có 29 bệnh, trong khi ở các nước khác thì danh mục này nhiều hơn. Cũng theo ông Hải, nước ta chưa đầu tư nghiên cứu đúng mức cho nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động, vì vậy cần khôi phục lại chính sách, chương trình nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động nay không còn áp dụng nữa.
Ông Hải cũng đề nghị tập trung thành lập trung tâm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp. Theo ông, nếu chậm đầu tư những trung tâm như giám định việc này là có tội với người lao động; đồng thời, dự án luật cần quy định người lao động có quyền chủ động giám định bệnh nghề nghiệp.
Đồng quan điểm với đại biểu Hải, đại biểu Lê Trọng Sang (TP.HCM) cho rằng NLĐ có quyền khởi kiện doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng, giao kết trong hợp đồng về việc đảm bảo an toàn lao động. Việc này đảm bảo công bằng cho NLĐ.
Các bài viết khác
- Áo thun đồng phục TIẾN MẠNH (24.02.2023)
- Quần áo jean điện lực Tiến Mạnh (24.02.2023)
- Áo phản quang, vải, lưới (24.02.2023)
- CTY TIẾN MẠNH TÌM ĐỐI TÁC KINH DOANH TOÀN QUỐC (25.03.2022)
- Quần áo công nhân Tiến Mạnh 2021 (11.12.2021)
- Quần áo phản quang công nhân Tiến Mạnh 2022 (01.04.2021)
- Quần áo jean điện lực tiến mạnh tháng 2/2022 (06.02.2020)
- Quần áo công nhân Tiến Mạnh 2021 (06.02.2020)
- Quần áo công nhân Tiến Mạnh 2021 (03.12.2019)
- Áo thun công nhân, Văn phòng Tiến Mạnh (14.05.2019)